Từ trước đến nay nguồn máy tính được rất ít người sử dụng quan tâm, nó không phải một đề tài nóng được thảo luận nhiều nhưng chúng ta không thể không khẳng định tầm quan trọng của nó trong bất cứ máy tính để bàn nào. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản để có thể dễ dàng lựa chọn được một bộ nguồn máy tính (PSU)  phù hợp nhất cho máy tính của bạn. 

Nguồn máy tính là gì? 

Nguồn máy tính được viết tắt là PS, P/S hoặc PSU là một phần cứng của máy tính, nó cung cấp năng lượng cho tất cả các thành phần khác. Một PC có hoạt động tốt và bền hay không tất cả đều do bộ nguồn quyết định.

Các loại nguồn máy tính

Nguồn máy tính được chia làm hai loại: Nguồn phi tuyến nguồn tuyến tính.

Nguồn tuyến tính  thuộc vào điện áp đầu vào để điều chỉnh cho ra điện áp đầu ra.

Còn nguồn phi tuyến lại ít phụ thuộc vào điện áp đầu vào, tuy nhiên điện áp đầu ra luôn trong một ngưỡng cho phép.

Nguồn máy tính là gì

Hướng dẫn chọn nguồn máy tính

  • Xác định công suất cần thiết cho máy tính của bạn

Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu tìm kiếm sản phẩm phù hợp. Nếu công suất quá thấp so với nhu cầu sẽ không đảm bảo sự hoạt động ổn định khi hoạt động tối đa. Hoặc quá thì đôi khi cũng gây lãng phí không cần thiết.

Để xác định công suất cần thiết cho PC của bạn ta  tính tổng công suất của bộ xử lý trung tâm (CPU); card màn hình (VGA) và cộng thêm 200W.

 Ví dụ với bộ nguồn từ 300W-350W thì sẽ cân được bộ PC gồm 1 CPU có thể là lõi đơn hoặc kép. Chắc chắn sẽ không có VGA, khoảng từ 1 đến 2 HDD, thêm 1 thanh RAM. Tương tự như thế, công suất bộ nguồn càng lớn thì sẽ cân được PC càng khủng ví dụ như công suất từ 750W trở lên sẽ chạy được 2 CPU và nhiều VGA khác nhau.

  • Cân nhắc về tính hiệu quả mong muốn

Khi lựa chọn bộ cấp nguồn cho máy tính, không thể nào bỏ qua điện năng, hiệu quả của PSU. Một bộ cấp nguồn chất lượng thấp sẽ làm ảnh hưởng đến việc truyền dẫn gây lãng phí và có khả năng làm hỏng các bộ phận khác.

Một bộ cấp nguồn hiệu quả khi nó có thể đạt ngưỡng 80%, và chỉ cho phép tối đa khấu hao 20% điện năng. Được quy định thành các loại : 80 PLUS; 80 PLUS Đồng; 80 PLUS Bạc; 80 PLUS Vàng; 80 PLUS Bạch kim; 80PLUS Titan. PSU được coi là có độ hiệu quả cao khi nó sử dụng ít điện năng và nhiệt lượng sinh ra thấp.

Cân nhắc về tính hiệu quả mong muốn

Để xử lý phần nhiệt thừa được sinh ra; các PSU luôn có các bộ phận tản nhiệt như quạt tản nhiệt hay ngày nay có nhiều hệ thống tản nhiệt bằng nước. Đa số các PSU hiện nay thiết kế các quạt tản nhiệt chỉ khởi động khi hệ thống quá nóng nhằm hạn chế tiếng ồn.

Nếu bạn cần độ yên lặng tuyệt đối thì tản nhiệt bằng nước sinh ra dành cho bạn.

  • Modular power supply và các kiểu đi dây nguồn

Full-Modular, Non-Modular hay Semi-Modular là những  nguồn có thiết kế đi cáp khác nhau. Mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm phù hợp với từng nhu cầu người sử dụng.

Full-Modular:  Nếu ngân sách bạn cho phép thì không đời nào không chọn Full-Modular. Bạn có thể gắn, tháo dây tuỳ thích để tạo độ gọn gàng cho PC của bạn tạo nên những ưu điểm:

  • Luồng không khí lưu thông đáng kể nhờ tính linh hoạt trong quản lý cáp tốt hơn. Bạn cũng sẽ không có mớ hỗn độn nằm ở giữa thùng máy của mình vì chỉ những loại cáp bạn yêu cầu mới được sử dụng.
  • Nhờ giảm số lượng cáp nằm bên trong thùng máy nên sẽ ít bụi tích tụ hơn. Việc thiếu dây cáp và không gian thùng máy rộng hơn đồng nghĩa với việc nhiệt độ thấp hơn và các linh kiện hoạt động tốt hơn.

Non-Modular (không mô-đun): Các bộ nguồn này trông và hoạt động giống như các bộ nguồn khác ngoại trừ các dây cáp đều được hàn vào một bảng mạch bên trong. Điều này đẩy nhanh quá trình sản xuất nhưng cũng  làm mất tính thẩm mỹ và độ tiện dụng nên giá thành sẽ rẻ hơn 2 loại còn lại.

Modular power supply và các kiểu đi dây nguồn

Nếu bạn đang muốn tiết kiệm ngân sách thì nên sử dụng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng các dây cáp sẽ tích tụ bụi và luồng không khí bên trong sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực; có thể làm ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong.

Semi-Modular (bán mô-đun): đây là kiểu kết hợp giữa full modular và non-modular, nó vừa có một số cáp được hàn chết và một số cáp có thể tháo rời.

Với các PSU semi-modular bạn sẽ tiết kiệm được một chút không gian với các cáp không cần thiết đối với nhu cầu của bạn  giá cả lại cực kì tốt.

  • Lựa chọn PSU vừa chuẩn

Thương hiệu nguồn cao cấp

Các bạn có thể tham khảo: Silverstone, Corsair, Antec và Seasonic, 

Các hãng đều sử linh kiện cao cấp, đem đến chất lượng ổn định. Tuy nhiên để sở hữu nó bạn phải trả mức giá cao hơn các loại nguồn khác.

Thương hiệu nguồn tầm trung

Các bạn có thể tham khảo: Cooler Master, Thermaltake, FSP và Acbel. Mặc dù không sở hữu các linh kiện cao cấp nhưng nó cũng đem lại chất lượng và độ ổn định tốt cho máy tính mà giá thành lại vô cùng hợp lý.

Thương hiệu nguồn tầm thấp

Các bạn có thể tham khảo: Arrow, Huntkey, Golden Field.

Giá thành rẻ hơn 2 phân khúc thương hiệu bên trên nên hiệu quả nó mang lại chắc chắn không thể nào đem so sánh được do sử dụng các linh kiện rẻ tiền. Tuy nhiên nó cũng vừa đạt một số tiêu chuẩn, phù hợp với những ai không có yêu cầu sử dụng cao.

lựa chọn nguồn máy tính tốt

 

  • Lắp đặt nguồn vào case

Lời khuyên là chúng ta nên lắp nguồn ở phía dưới cùng của máy tính  trọng lượng của nó khá lớn. Khi lắp đặt trên cao sẽ có khả năng bị rơi gây ra hỏng các linh kiện khác. Đặt ở vị trí dưới cùng sẽ làm cho không gian trông thoải mái hơn.

Các bước lắp đặt sẽ là: Đặt nguồn vào nơi được bố trí sẵn trong case, cố định các vị trí bắt ốc vít. Lưu ý đặt case sao cho phần quạt tản nhiệt có vị trí thông thoáng để quạt hoạt động tốt hơn.

Xem thêm: các cách kiểm tra nguồn máy tính tốt

Cách thay nguồn máy tính

Khi nào bạn cần thay nguồn máy tính?

Bạn nên thay nguồn máy tính khi máy tính của bạn xuất hiện các tình trạng xấu ảnh hưởng đến quá trình sử dụng như:

  • Máy tính chập chờn, khởi động không lên hình, máy tính khởi động nhưng không nhận ổ cứng, hoặc chạy được một lát thì tự động tắt.
  •  Quạt tản nhiệt không hoạt động hoặc chập chờn. Lúc này nên đem ra các cơ sở uy tín để các chuyên viên kiểm tra.
  •  Không thể khởi động nguồn.

Thay nguồn máy tính hết bao nhiêu?

Giá thay nguồn máy tính bàn phụ thuộc vào công suất máy của bạn và chất lượng, thương hiệu bộ nguồn bạn muốn.  Với công suất 450W sẽ từ 230.000 đến 500.000, và sẽ từ 440.000 đến 1.500.000 đồng dành cho công sức từ 600W.

Trên đây là tất cả câu trả lời giúp cho bạn có một kiến thức căn bản để có thể tự mình lựa chọn một bộ nguồn máy tính phù hợp nhất với chiếc máy tính và nhu cầu sử dụng của bạn.

Hi vọng rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn!