Cái tên Bàn Cổ đã không còn quá xa lạ với những ai yêu thích thần thoại Trung Quốc. Ông được biết đến là vị thần đầu tiên trong Tam Thanh của Đạo giáo. Đồng thời cũng là người khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ rộng lớn. Theo Tam Hoàng Thiên Kinh, khi vừa mới sinh ra ông đã biết tập đi, tập chạy, tập nhảy. Từ đó hớp gió nuốt sương rồi dần lớn lên với mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình và sức mạnh vô địch. Cùng Ku99 tìm hiểu về vị thần này nhé.
Phụ lục
Sự tích về vị thần Bàn Cổ
Theo Lão giáo, vị thần này được biết đến là thuỷ tổ của loài người, do Mẹ sinh ra. Còn theo Tam Hoàng Thiên Kinh, ông được sinh ra từ một khối đá lớn, được thọ khí Âm Dương chiếu diệu từ lâu đời.
Với thời gian dài, khối đá này đã hấp thụ được các tính linh thông của vũ trụ để rồi tạo thành thai người. Vào giờ Dần của 10 tháng 16 ngày sau, một tiếng nổ vang lên; khối đá lớn ấy từ từ nứt và tạo ra một vị thần mang hình hài của con người.
Khi vừa mới sinh ra, thần đã biết tự tập đi, tập nhảy và ăn hoa quả để lớn lên. Sau khi trưởng thành, ông sở hữu cho mình sức mạnh tuyệt vời, độc nhất vô nhị. Một này nọ, khi chạy qua hướng Tây thần bất ngờ nhìn thấy một cái dùi và một cái búa ước nặng ngàn cân. Lúc này, tay trái ngài cầm dùi, tay phải cầm búa để ra sức mở mang cõi trần.
Thuở đó, Trời Đất vãn còn mịt mờ nên ngài ước Trời Đất có thể phân biệt để vạn vật được sinh sối, nảy nở. Lời ước của thần vừa dứt thì sấm bất ngờ nổ vang, Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật từ đó đều được sinh ra.
Thần thoại Bàn Cổ tạo nên trời đất
Để giải thích cho sự ra đời của con người; câu chuyện thần thoại về Bàn Cổ tạo nên trời đất đã được người dân Trung Hoa lưu truyền cho đến ngày nay. Trong câu chuyện, trước đây vũ trụ chỉ là một khối khí hỗn độn, không có ánh sáng cũng như âm thanh.
Cho đến khi vị thần Bàn cổ dùng chiếc rìu bổ khối khí ra thì mọi thứ mới dần thay đổi. Lúc này đây, khí nặng bay lên tạo thành trời còn khí nhẹ bay xuống tạo thành đất. Sau mỗi một ngày trôi qua trời sẽ cao thêm một trượng; đất sẽ dày thêm một trượng; bản thân thần cũng cao thêm một trượng.
Cứ tiếp diễn như thế cho tới một vạn tám ngàn năm khi trời đã cao mãi; đất đã dày mãi và vị thần sáng lập ra thiên địa cũng trở thành một người khổng lồ đầu đội trời đạp đất. Sau này, khi ngài chết, các bộ phận trên thân thể liền biến thành mặt trời, mặt trăng, sao, núi sông và cây cỏ.
Tuy vậy, đây cũng chỉ là câu chuyện thần thoại được được dân sáng tạo ra mà thôi. Ngày nay, không ai tin câu chuyện này là sự thực. Song nó vẫn là câu chuyện nói lên khí phách chinh phục tự nhiên và sức sáng tạo phong phú của nhân loại.
Xem thêm: Otaku là gì? Dấu hiệu nhận biết một Otaku chính hiệu
Vậy lịch sử nhân loại có nguồn gốc ra đời từ đâu?
Khi khoa học phát triển, người ta đã khai quật ra được rất nhiều những hoá thạch nằm sâu trong lòng đất. Từ đó chứng minh rằng tổ tiên của loài người chính một loại người vượn nguyên thủy.
Ở Trung Quốc đã khai quật ra được hóa thạch của người vượn sinh sống cách đây hơn một triệu năm trước. Điển hình như người vượn Lam Điền ở Thiểm Tây hay người vượn Nguyên Mưu ở Vân Nam. Còn với người vượn Bắc Kinh nổi tiếng thì xuất hiện các đây khoảng hơn năm mươi vạn năm trước.
Hoá thạch của người vượn Bắc Kinh được tìm thấy chủ yếu tại vùng Chu Khẩu Điếm. Nơi đây được bao phủ bởi rừng cây to, cỏ mọc rậm rạp và rất nhiều dã thú như hổ, báo, sói, gấu, hươu nai.
So về sức lực, người vượn không thể nào bằng các loài mãnh thú. Tuy nhiên họ lại biết cách chế tạo và sử dụng các công cụ. Những công cụ thời điểm đó còn khá đơn giản, chỉ là những cành cây, hòn đá được đẽo gọt thô sơ.
Do những công cụ chế tạo vẫn còn đơn giản nên số lượng thức ăn kiếm ra được cũng không nhiều. Vì vậy, họ phải sống thành bầy đàn để cùng lao động và cùng chống lại thú dữ.
Quá trình tiến hoá và phát triển
Trải qua thời gian dài đấu tranh gian khổ, người vượn dần tiến hoá. Tại vùng Chu Khẩu Điếm, người ta đã phát hiện ra rất nhiều di tích người nguyên thủy có hình dạng giống người hiện đại.
Công cụ lao động của người động Sơn Đỉnh đã tiến bộ hơn rất nhiều, họ không chỉ biết làm ra rìu đá, búa đá mà còn dùng xương thú mài thành kim khâu. Nhờ đó, người ta đã biết may những tấm da thú thành quần áo chứ không còn trần truồng như trước nữa.
Bài viết trên là một số thông tin chi tiết tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của vị thần Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn hiểu rõ hơn về vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ rông lớn này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết trên!