Thất tịch là khái niệm xuất hiện trong văn hóa dân gian của các nước phương Đông. Lễ hội này phổ biến nhất ở Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Tương tự như ngày lễ Tình nhân 14/2 dương lịch hằng năm của phương Tây thì ở phương Đông có ngày Thất tịch. Vậy ngày lễ Thất tịch là gì? Bắt nguồn từ đâu? Xin mời bạn đọc chú ý theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ và hiểu hơn về vấn đề này.
Phụ lục
Ngày lễ thất tịch là gì?
Thất tịch là ngày thể hiện tình yêu nam nữ, mối lương duyên gắn kết được trời đất chứng giám. Ở Việt Nam, ngày này còn được gọi là ngày Ngưu Lang, Chức Nữ. Các bạn trẻ Việt Nam thường lên chùa cầu tình duyên hoặc cầu cho tình yêu sắt son, chung thủy.
Thanh niên Trung Quốc lại vận dụng tài năng nghệ thuật để tạo ra các vật dụng truyền thống mang ý nghĩa tâm linh để tặng cho nhau. Ở Nhật Bản, giới trẻ phổ biến truyền tay nhau các món quà được gấp bằng giấy.
Nguồn gốc lễ thất tịch
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai gia cảnh bần hàn nhưng khôi ngô tuấn tú và tốt bụng. Chàng chăn bò cho các gia đình giàu có để kiếm kế sinh nhai. Mọi người gọi chàng là Ngưu Lang, có nghĩa là chàng trai chăn bò. Do cha mẹ mất sớm, Ngưu Lang phải sống dựa vào anh trai và chị dâu.
Dù chăm chỉ nhưng được một thời gian Ngưu Lang bị chị dâu hắt hủi đuổi ra khỏi nhà. Từ đó, chàng phải sống một mình và tiếp tục chăn bò.
Một ngày nọ, chàng bắt gặp bảy nàng tiên đang tắm tại một cái hồ trên núi. Ngày lập tức, chàng trúng tiếng sét ái tình với nàng tiên trẻ tuổi nhất và cũng xinh đẹp nhất, tên là Chức Nữ. Nghe lời chú bò, chàng bèn giấu xiêm y của tiên nữ đi để nàng không thể đi về trời.
Thấy Ngưu Lang tốt bụng, Chức Nữ quyết định ở lại trần gian cùng chồng sinh sống. Gia đình ở với nhau rất hạnh phúc, Chức Nữ sinh được hai con, một trai một gái và học cách ươm tơ, dệt lụa, thuê thùa.
Tuy nhiên, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, Ngọc hoàng thượng đế và Vương mẫu rất tức giận khi biết được chuyện này bèn sai thiên binh thiên tướng bắt con gái út về trời. Biết chuyện, Ngưu Lang được chú bò chỉ dẫn, dắt hai con đuổi theo để giữ cho bằng được vợ mình.
Tuy nhiên, khi gần đuổi kịp, Vương mẫu bèn rút trâm cài vạch một đường chia cắt, tạo thành dải ngân hà ngày nay. Vì thế, Ngưu Lang và Chức Nữ bị chia cắt đôi bờ, vĩnh viễn không thể gặp được nhau.
Cuối cùng, gia đình bốn người họ đã hóa thành các chòm sao sáng trên bầu trời. Vì cảm động sự thủy chung, Vương mẫu quyết định cho họ mỗi năm được gặp nhau một lần.
Thời gian diễn ra ngày lễ Thất tịch trong năm
Quan niệm dân gian Thất tịch là thời điểm giao mùa giữa mùa hạ và mùa thu. Vào đêm ngày 7 tháng 7 âm lịch, một đàn quạ sẽ bay lên trời và tạo nên một chiếc cầu bằng thân thể, bắc ngang qua dòng sông thần nước mắt, gọi là cầu Ô Thước.
Chỉ duy nhất đêm ấy, Ngưu Lang-Chức Nữ mới có thể băng qua Dải Ngân Hà để gặp nhau.Thất tịch diễn ra vào giữa mùa hè khi tiết trời ấm áp và cây cỏ xanh tươi. Nếu bạn đang có tình yêu, bạn có thể nghe được âm thanh như lời thì thầm của đôi nam nữ đang thổ lộ tâm sự sau chuỗi ngày xa cách.
Ý nghĩa lễ thất tịch ở Việt Nam
Vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm, thường có mưa ngâu rả rích, dân gian cho rằng là do Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau và khóc vì nhớ thương sau bao ngày xa cách. Tuy nhiên, mỗi khi đến lễ Thất Tịch mà trời không có mưa cũng khiến người ta xao lòng và cảm động khi đôi uyên ương tội nghiệp không thể gặp được nhau.
Ngày này, đôi lứa yêu nhau sẽ đến chùa cầu nguyện, làm việc thiện, phóng sinh. Họ hy vọng rằng làm vậy sẽ được trời đất chứng giám. Tình cảm được bền chặt, son sắt, thủy chung. Bởi vậy, dân gian mới lan truyền câu vè đồng dao:” Đồn rằng tháng bảy mưa ngâu/ Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.
Nếu trời đêm ngày Thất tịch không mưa, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng lộng lẫy trên bầu trời. Khi đó, các đôi năm nữ cùng nhau ngắm sao và thề nguyện trăm năm hạnh phúc.
Ở Hà Nội, ngày 7/7 hàng năm, các bạn trẻ đổ vào ngôi chùa Hà linh thiêng để cầu tình yêu, “thoát ế”. Bởi vì sự tích vua Lý Thánh Tông tuổi đã cao đến cầu tự sinh ra Thái tử Càn Đức.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thất tịch. Qua bài viết chúng tôi cũng đã giải đáp câu hỏi chính của bài “thất tịch là gì” để tất cả bạn đọc có một cái nhìn bao quát, hoàn chỉnh. Chúc cho tất cả những ai đọc được bài viết này luôn được bình an và hạnh phúc. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết lần sau của chúng tôi!